Quy định ngân hàng nhà nước phải công khai cổ đông nắm vốn điều lệ

Theo như quy định, ngân hàng hiện nay phải công bố các thông tin về cổ đông có vốn điều lệ từ 1% vốn cùng với đó là những người có liên quan. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cũng như hạn chế những gian lận, thao túng trong ngân hàng tại thị trường Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bạn nhé.

Nội dung quy định

Nội dung này trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua hôm 18/1. Theo đó, kể từ 1/7/2024 khi luật này có hiệu lực, các ngân hàng phải tuân thủ nhiều quy định khắt khe hơn về tỷ lệ sở hữu của cổ đông cũng như việc minh bạch thông tin.

Nội dung quy định

Theo Luật Các tổ chức tín dụng ban hành từ 2010 (hiện hành), các ngân hàng chỉ phải công khai thông tin của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành cùng người có liên quan… Các ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán có thêm quy định về Luật chứng khoán là công bố thông tin với các cổ đông lớn, nhóm người liên quan nắm từ 5% vốn trở lên. Tuy nhiên, Luật Các Tổ chức tín dụng sửa đổi vừa thông qua yêu cầu phải công khai họ tên cá nhân, tổ chức là cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ cùng người có liên quan lên website ngân hàng.

Thông tin về đại hội cổ đông của ngân hàng

Định kỳ hằng năm, tổ chức tín dụng công bố những thông tin này với Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng.

Thông tin về đại hội cổ đông của ngân hàng

Bên cạnh đó, “những người có liên quan” theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi cũng được mở rộng, gồm cả cha mẹ cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con nuôi, con rể; anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha; anh vợ, chị vợ, em vợ, anh chồng, chị chồng, em chồng, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.

Ngoài ra, ông bà nội, ngoại; cháu nội, ngoại; bác ruột, cô ruột, dì ruột, chú ruột, cậu ruột và cháu ruột, cũng thuộc diện “người có liên quan” theo Luật mới.

Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng được xác định theo quy định nội bộ của ngân hàng hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước qua thanh tra, giám sát, cũng được xem là “người có liên quan”.

Điểm quan trọng khác trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi là việc giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%. Còn giới hạn tỷ lệ sở hữu với cổ đông cá nhân được giữ như hiện hành, tức 5%.

Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Những quy định mới – giảm tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông hoặc minh bạch thông tin với cổ đông nắm từ 1% vốn – nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp sân sau chi phối hoạt động của ngân hàng.

Thắt chắn các sản phẩm tại ngân hàng

Trên thực tế, tỷ lệ cá nhân tổ chức nắm giữ cổ phần tại ngân hàng hoặc vay vốn có thể dễ dàng được thống kê, theo dõi. Tuy nhiên, các ông chủ thực sự nắm quyền chi phối lại không lộ diện trên hồ sơ nếu họ nhờ hoặc thuê người đứng tên hộ cổ phần hoặc lập doanh nghiệp “ma” để vay vốn. Kết quả điều tra tại Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cho thấy rõ thực trạng này.

Thắt chắn các sản phẩm tại ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước cũng nhìn nhận, khó có quy định nào xử lý triệt để mà cần phải xử lý tổng thể, trong đó có các nội dung trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi và các giải pháp khác như kết nối dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký kinh doanh cũng như sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm toán có liên quan.

Trên đây là những quy định đối với ngân hàng về việc thông báo cổ đông. Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn.

Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?

Related Posts

Mỹ tăng thuế với hàng gia dụng chứa thép: Bước đi mới trong chính sách bảo hộ thương mại

Mỹ áp thuế cao hơn với hàng gia dụng chứa thép: Nguyên nhân và tác động Trong bối cảnh bảo hộ thương mại gia tăng, chính quyền…

Nguyên nhân giúp cho ngoại hối Việt Nam đạt kỷ lục

Nguyên nhân giúp cho ngoại hối Việt Nam đạt kỷ lục

Thị trường ngoại hối đã tồn tại từ lâu đời, tuy nhiên vẫn có nhiều trader hiểu nhầm ngoại hối có khái niệm tương tự với ngoại…

Quy định về chiết khấu giá xăng dầu cho tại Việt Nam

Quy định về chiết khấu giá xăng dầu cho tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam chưa có quy định về cố định giá chiết khấu xăng dầu đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, những…

Thị trường Mỹ liệu có khởi sắc trong năm 2024

Thị trường Mỹ liệu có khởi sắc trong năm 2024

Năm 2023 là một năm chứng kiến những khó khăn lớn của thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ. Sau đại dịch, khó khăn và khủng…

Cách đầu tư tối ưu khi thị trường nhiều biến động

Cách đầu tư tối ưu khi thị trường nhiều biến động

Thị trường hiện nay đang có nhiều biến động liên tục, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang về khoản đầu tư của mình và không biết…

Công ty tài chính

Sức bền của các công ty tài chính hiện nay, tìm hiểu ngay!

Thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên các…