FAO là gì? Thực tế đây là từ viết tắt của Food and Agriculture Organization of the United Nations, được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại Canada với vai trò là một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, cung cấp nguồn thực phẩm và tiến hành cứu trợ các quốc gia đang gặp vấn đề an ninh lương thực.
Phụ lục
1. FAO là gì?
FAO chính là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay tên khác là Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc. Được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại Hội nghị Quebec – Canada với vai trò là một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Kể từ năm 1981, ngày 16 tháng 10 đã được lựa chọn làm Ngày Lương thực thế giới. Trụ sở của FAO hiện được đặt tại Rôm, Italia. Đây là tổ chức liên chính phủ gồm 183 nước thành viên ghi nhận năm 2008.
Ngân sách hoạt động của FAO được lấy từ hai nguồn: một là nguồn ngân sách thường xuyên do các nước thành viên của FAO đóng góp, hai là nguồn tài trợ từ Chương trình hỗ trợ tài chính được cấp chủ yếu từ Chương trình phát triển của Liên hợp quốc và Quỹ Uỷ thác của các ngân hàng hoặc của một số đất nước tài trợ.
Hiện nay FAO đang phải đối mặt với tình hình tài chính ngày càng hạn hẹp hơn do các nước phát triển đang có xu hướng giảm mức đóng góp.
Trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và FAO đã phát triển theo chiều hướng tích cực.
Xem bài chi tiết: FAO là gì? Vai trò của tổ chức FAO tại Việt Nam
2. Mục đích của tổ chức FAO
Từ khi thành lập đến nay tổ chức FAO đã đưa ra các phương hướng, mục tiêu nhằm xúc tiến phát triển các dự án nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể:
– Xóa đói
Tổ chức FAO ra đời nhằm mục đích chính là hỗ trợ các nước thành viên nâng cao mức sống của người dân. Tổ chức tăng cường sản xuất, chế biến cũng như cải thiện, nâng cao thị trường và phân phối các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là thực phẩm.
FAO khuyến khích phát triển nông thôn đồng thời cũng nâng cao điều kiện sống của người dân ở đây nhằm thực hiện được mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay ở một số quốc gia vẫn còn có tình trạng nạn đói, mục tiêu của tổ chức FAO chính là mang đến sự trợ giúp các quốc gia thành viên có chiến tranh, thiên tai hay bệnh dịch và đẩy lùi nạn đói.
– Giảm dần tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng
Hiện nay một số quốc gia trên thế giới đang gặp phải tình trạng khó khăn như lũ lụt, hạn hán kéo dài dẫn đến việc cạn kiệt nguồn lương thực. FAO lúc này thực hiện công việc cứu trợ và cải tạo nguồn cung để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thực phẩm cho các nước khó khăn.
Qua đó hạn chế được vấn đề suy dinh dưỡng, đói ăn thường hay gặp ở trẻ em. Bên cạnh đó, tổ chức còn cảnh báo các quốc gia trên thế giới khi bị mất tình trạng an ninh lương thực, thực phẩm.
– Cải thiện nâng cao năng suất nông nghiệp
Ứng dụng những công nghệ mới, FAO đề ra mục tiêu cải thiện năng suất sản phẩm và tăng cường sản xuất. Ngoài những rủi ro mà ngành nông nghiệp hay đối mặt thì còn nhiều yếu tố bất ổn khác như:
- Tình trạng gián đoạn do căng thẳng thương mại
- Nhiều căn bệnh thực vật và động vật lây lan
- Các quy định về công nghệ di truyền thực vật mới
- Thời tiết đang ngày càng khắc nghiệt hơn
Mục tiêu chính của tổ chức FAO là đưa ra các trợ giúp, các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao sản xuất nông nghiệp mang đến các tiêu chuẩn đúng về dinh dưỡng của các quốc gia trên thế giới.
– Sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý
Mất an ninh lương thực ở một số nơi ngoài yếu tố tự nhiên khó tránh như bão lụt, hạn hán hay thiên tai kéo dài thì còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng mở rộng đất để trồng trọt và chăn nuôi.
Mục tiêu FAO đặt ra là phải đảm bảo nguồn lương thực đầy đủ nhưng cũng không được gây tổn hại đến tài nguyên rừng. Từ đó hướng tới giúp sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý bao gồm các thành đa dạng như tố đất, nước, khí hậu và nguồn gen có lợi cho hiện tại cũng như tương lai.
3. Vai trò của FAO trong nền kinh tế thế giới
Ngoài các mục tiêu đề ra cho kế hoạch đường dài ở hiện tại và tương lai của tổ chức, FAO cũng đóng vai trò quan trọng đối với toàn thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng khi thực hiện tốt trọng trách và sứ mệnh, mang đến những thành quả quan trọng không thể thiếu đối với toàn cầu:
Vai trò của FAO đối với thế giới
Nâng cao đời sống và chế độ dinh dưỡng theo đúng chuẩn của người dân ở các quốc gia thành viên tổ chức.
Đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực thực phẩm và nông sản.
FAO đề xuất các dự án cụ thể ở từng quốc gia thành viên, với những đất nước nông nghiệp, vai trò của tổ chức FAO gần như rõ ràng hơn trong sự phát triển nói chung và đẩy mạnh nguồn cung lương thực thực phẩm nói riêng.
FAO giúp giải phóng con người khỏi nạn đói, đảm bảo được các mục tiêu về dinh dưỡng hay nguồn cải thiện nguồn cung cấp lương thực trên toàn cầu.
Vai trò của FAO đối với Việt Nam
Việt Nam trở thành một trong những thành viên của tổ chức FAO từ năm 1975 và cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể từ đó:
FAO góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Tập trung vào nhiều chính sách dự án chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, hay an ninh lương thực dinh dưỡng. Trong đó tổng số tiền tài trợ của tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc dành cho Việt Nam đã lên đến hàng trăm triệu đô la.
Góp phần kiểm soát các dịch bệnh gây hại đến nông sản chăn nuôi nhằm tăng sản lượng thành phẩm đạt được, nâng cao lượng xuất khẩu hàng năm của nước ta lên trong nhóm đầu Đông Nam Á về sản lượng gạo và một số loại hạt khác.
Xem thêm tại: https://tichluytaichinh.com
Tham khảo thêm bài liên quan:
=>> Tỷ giá USD/VND bất ngờ tăng mạnh, thị trường tự do bất ổn